1. Mở trực tuyến tất cả các dạng file
Google Docs Viewer là một trang web nhỏ gọn cho phép mọi người có thể mở trực tuyến các file, tránh việc phải download và mở chúng mỗi lần muốn xem. Ngoại trừ tên của nó, bạn không cần thiết phải là người dùng Google Docs mới có thể truy cập. Tất cả những gì bạn cần làm là truy cập trang Google Docs Viewer và điền địa chỉ của file bạn muốn xem. (Người dùng Gmail sẽ thấy rằng các bản đính kèm trong các message sẽ được tự động kết nối tới Google Docs Viewer – chỉ cần kích vào đường link View ở cuối cùng của message).
Cho đến khi gần đây nó chỉ “chịu trách nhiệm” mở các file dữ liệu văn phòng, ví như file Microsoft Word hoặc Excel, nhưng một vài tuần trước danh sách file được hỗ trợ đã được mở rộng ra, bao gồm thêm file Illustrator và Adobe Photoshop, font TrueType, file AutoCad và thậm chí là các file được tạo bởi iWork Pages của Apple.
2. Gửi cho ai đó một địa chỉ URL để mở một file trực tuyến
[img][You must be registered and logged in to see this link.][/img]
Google Docs Viewer cho phép bạn mở trực tuyến tất cả các loại file. Một tính năng khác của trang Google Docs Viewer chưa được nói ở trên là bạn có thể tạo riêng cho mình một địa chỉ URL chỉ tới các file trực tuyến, và gửi chúng tới người khác để họ có thể ngay lập tức mở file này bằng cách kích vào đường link.
Chỉ cần tạo phần đầu tiên của địa chỉ URL giống như:
[You must be registered and logged in to see this link.]
Sau đó, thêm địa chỉ URL của file vào ngay sau đó, bao gồm cả phần [You must be registered and logged in to see this link.] Ví dụ, nếu bạn muốn gửi cho đồng nghiệp một file Microsoft Word được đặt ở [You must be registered and logged in to see this link.] bạn sẽ phải gửi cho họ địa chỉ URL như sau:
[You must be registered and logged in to see this link.]
3. Thêm “S” để được an toàn hơn
Về mặt lý thuyết, tất cả các dịch vụ của Google đều có thể truy cập qua HTTPS, giúp tạo một kết nối được bảo mật hoàn toàn qua mạng Internet – một loại kết nối trực tuyến tương tự mà các ngân hàng sử dụng. Người dùng chỉ cần thêm một chữ “S” vào phần [You must be registered and logged in to see this link.] của địa chỉ để tạo [You must be registered and logged in to see this link.] Ví dụ, để mở file Microsoft Word đã được đề cập ở trên qua một kết nối an toàn, bạn chỉ cần làm như sau:
[You must be registered and logged in to see this link.]
Gmail có thể cấu hình để luôn sử dụng HTTPS bằng cách kích vào đường link Setting ở trên cùng bên phải, và chọn Always use HTTPS ở dưới đầu đề Browser Connection.
4. Tránh việc bị cướp tài khoản
Để chắc chắn rằng không ai khác ngoài bạn có thể truy cập vào tài khoản Google của mình, bạn có thể sử dụng điện thoại có mã xác nhận của Google hoặc gửi một SMS tới điện thoại của bạn cho mỗi lần đăng nhập. Theo cách này, ngay cả khi có ai đó đánh cắp hoặc đoán được mật khẩu, chúng vẫn không thể truy cập vào tài khoản email của bạn.
Bảo mật này được coi là phương pháp xác nhận 2 bước, bạn có thể cài đặt trên tài khoản Google. Chú ý rằng dịch vụ này vẫn đang được triển khai và có thể nó vẫn chưa đến được với bạn. Hãy chú ý kiểm tra dịch vụ này, bởi mục đích của dịch vụ này là dành cho tất cả người dùng của Google.
Bên cạnh đó, người dùng Gmail cũng có thể sử dụng địa chỉ @google-mail.com. Một hạn chế (hoặc lợi thế) của tính năng bảo mật mới này là bạn cần phải thêm một mật khẩu mới, cụ thể cho một số dịch vụ Google, ví như Gmail di động, Picasa trên desktop hoặc chỉnh sửa Adwords. Lý do nằm ở chỗ các dịch vụ này vẫn chưa làm việc với quá trình xác nhận 2 bước. Đăng nhập bằng cách sử dụng đường link trên và thực hiện qua các bước yêu cầu.
5. Sử dụng 2 địa chỉ email khác nhau
Bạn chắc chắn có thể biết về biệt hiệu của Gmail, có nghĩa là, sử dụng các đoạn hoặc thêm ký tự để mở rộng địa chỉ email chuẩn của bạn để lọc ra spam.
Điều bạn có thể chưa biết là bạn có thể sử dụng @google-mail.com cũng như @gmail.com. Nói theo cách khác, nếu bạn thường xuyên sử dụng [You must be registered and logged in to see this link.] cho địa chỉ email của mình, thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng [You must be registered and logged in to see this link.], và các message vẫn có thể “tìm tới” tài khoản của bạn. Ví dụ, bạn cũng có thể sử dụng @google-mail.com khi đăng ký thư báo mới và tạo một rule lọc bên trong Gmail để loại ra bất kì message nào được gửi vào địa chỉ đó vào trong folder spam.
Địa chỉ @google-mail.com xuất hiện là bởi vấn đề bản quyền ở Châu Âu, nơi Gmail đã được sử dụng trước đó bởi các dịch vụ đối thủ của Google.
6. Xem lần cuối có ai đã truy cập tài khoản của bạn
Bạn lo lắng có ai đó đang theo dõi tài khoản Gmail của mình? Bằng cách kích vào đường link Details ở cuối cùng của trang Gmail, bạn có thể xem được khi nào, nơi đâu và bằng cách nào tài khoản Gmail của bạn được truy cập lần cuối cùng. Danh sách 10 lần đăng nhập sẽ được hiển thị.
7. Kiểm tra kết nối YouTube
Trang YouTube bạn đang truy cập bị giật hoặc tải chậm? Bằng cách kích vào bất kì video nào và chọn Take Speed Test hoặc chỉ cần truy cập vào đường link kiểm tra tốc độ sau: [You must be registered and logged in to see this link.] bạn có thể so sánh tốc độ chạy với người khác sử dụng chung ISP, cũng như so sánh chúng với tốc độ trung bình trong thành phố và đất nước đang sinh sống. Bằng cách kích vào Show Video Test, bạn có thể do được tốc độ của mình. Chỉ cần kích vào mục HTTP trong cửa sổ thông tin ở trên cùng bên phải của video đang được mở để biết được tốc độ bạn đang nhận file video này nhanh thế nào.
8. Kéo và thả
Người dùng có thể kéo và thả các file vào cửa sổ của Gmail nếu đang sử dụng trình duyệt Chrome hoặc Firefox.
Nếu bạn đang sử dụng Firefox hoặc Google Chrome để truy cập các dịch vụ của Google, bạn có thể kéo và thả các file vào cửa số trình duyệt nếu dịch vụ này của Google làm việc với các file.
Ví vụ, khi tạo một email message, bạn chỉ cần kéo và thả các file vào cửa sổ trình duyệt để ngay lập tức đính kèm chúng ( bạn sẽ phải thả chúng vào khu vực màu xanh Drop Files Here). Nếu bạn đang tạo một file dữ liệu word trong Google Docs, bạn có thể kéo và thả các bức ảnh vào trong cửa sổ trình duyệt để đặt chúng vào trang.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng tính năng này không hoạt động được với trình duyệt Internet Explorer.
9. Biết được có dịch vụ Google nào đang hoạt động không
Đã bao giờ bạn thử truy cập một trong những dịch vụ của Google nhưng không thể? Nếu vậy, điều đầu tiên bạn nên làm là hỏi xem có bất kì đồng nghiệp hay người thân nào đang truy cập dịch vụ này không. Nếu câu trả lời là không, hãy truy cập vào trang [You must be registered and logged in to see this link.] để xem qua liệu có bất kì vấn đề nào xảy ra với cá dịch vụ của Google hay không. Và nếu có, bạn sẽ biết được vấn đề nằm ở đâu.
10. Cộng tác với các dữ liệu bên trong Microsoft Office
Nếu bạn không muốn làm việc với Google Docs qua trình duyệt web, bạn có thể download Google Cloud Connect plugin dành cho Microsoft Office, mới được cung cấp gần đây sau một khoảng thời gian dài kiểm nghiệm. Điều này cho phép nhiều người làm việc trên một file Microsoft Office được đăng tải lên tài khoản Google Docs của một ai đó. Và việc chỉnh sửa được thực hiện bởi một ai đó sẽ ngay lập tức ảnh hưởng lên dữ liệu này, tất cả bên trong cửa sổ chính của phần mềm Microsoft Office. Như vậy, bạn đã có thêm tiện ích phụ mà các file được lưu trữ trên đám mây của Google và việc chỉnh sửa đã theo.