CafeHT - Zing.Forum.ST

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

'Vietnam_tnd

1“Cụ” đào ở đất Nhật Tân Empty “Cụ” đào ở đất Nhật Tân Thu 13 Jan 2011, 11:28

'Vietnam_tnd
'Vietnam_tnd Moderator

Posts : 1509

Liked : 1156

Point : 3424

Join : 10/04/2010

“Cụ” đào ở đất Nhật Tân


- Cả làng đào Nhật Tân bây giờ có lẽ chỉ còn lại “gốc đào cụ Lĩnh” là lâu năm nhất, cổ nhất mà thôi.
Đến Nhật Tân- Hà Nội bây giờ, tìm mỏi mắt cũng chỉ còn vài ba nhà trồng đào. Những gốc đào vườn già, đào cũ hàng chục năm tuổi lại càng hiếm. Cả làng đào Nhật Tân bây giờ có lẽ chỉ còn lại “gốc đào cụ Lĩnh” là lâu năm nhất, cổ nhất mà thôi.
Cây đào cụ Lĩnh

“Cụ” đào ở đất Nhật Tân Dao1

“Cây đào cụ Lĩnh” hơn 30 năm duy nhất trong vườn đào truyền thống Nhật Tân.
Làng đào Nhật Tân ở phía tây bắc Hồ Tây, kề cận làng Quảng Bá. Thời phong kiến xưa kia, làng có tên là Nhật Chiêu, thuộc tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận, phủ Phụng Thiên (Kinh đô Thăng Long thời Lê). Từ năm 1831 lại thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Sau nhiều lần hoán đổi tên, đến giữa năm 1956, vùng này được tách ra thành xã Nhật Tân, gồm bốn thôn Đông - Nam - Tây - Bắc thuộc quận 5; đến năm 1961 thuộc huyện Từ Liêm.
Tới năm 1995, phường Nhật Tân lại thuộc quận Tây Hồ cho đến ngày nay. Nhật Tân xưa có cả đồng và bãi. Dân làng sống chủ yếu bằng nghề trồng đào, hoa cảnh. Kỹ thuật trồng đào của người dân làng Nhật Tân thì không nơi nào bằng được- Từ việc ghép cành đào bích vào gốc đào quả để tạo ra cây đào lai gốc khoẻ, mà hoa vẫn đẹp, đều, đến việc sửa tán tạo thành cây tròn, đẹp đều. Ngay cả bí quyết “hãm đào” cho nở đúng vào dịp Tết Nguyên đán trong điều kiện thời tiết diễn biến thất thường thì chỉ có nơi đây là đạt đến độ “Muốn cho hoa nở ngày nào thì hoa nở ngày ấy”.

“Cụ” đào ở đất Nhật Tân Dao2

Bà Công Thị Thủy đang chỉ vào một bướu khá trên thân đào hơn 20 năm tuổi.
Ngày nay, làng đào Nhật Tân với 4 thôn đã trở thành phường Nhật Tân với 5 cụm dân cư. Cây đào trước đây chủ yếu tập trung ở khu vực thôn Tây và thôn Nam (cụm 2, 3 bây giờ) nay được chuyển sang
bãi ngoài đê sông Hồng để dành đất xây dựng khu đô thị. Chỉ còn vài nhà là giữ lại được ít vườn để trồng đào trên mảnh đất truyền thống.
Cây đào vườn truyền thống “già” nhất, lâu năm nhất của Nhật Tân còn sót lại cho đến ngày nay, có lẽ chỉ có “cây đào cụ Lĩnh” của gia đình bà Công Thị Thủy ở cụm 3, Nhật Tân. Cây đào già nhất này hiện đang được trồng, chăm sóc cẩn thận và tỉ mỉ trong khu vườn rộng hơn 200 mét. Gốc đào đặc biệt này trông qua khác hẳn những cây đào xung quanh, với bộ thân vỏ đen, sù sì, gốc to gấp đôi, gấp ba những cây đào
chục năm tuổi xung quanh. Đặc biệt, trên thân cây đào lâu năm này mọc rất nhiều bướu, nhiều vết tích của thời gian, của những trận mưa bão dường như cũng hằn cả lên thân cây.
“Cây đào già nhất này có đến vài chục bướu, đào càng già năm thì càng có nhiều bướu. Những cây đào độ chục năm, hơn chục năm tuổi trong vườn thì chẳng cây nào mọc bướu cả”, bà Công Thị Thủy nói. Giải thích về cái tên đặc biệt “cây đào cụ Lĩnh”, bà Thủy kể rằng, đó là tên của một bô lão có tuổi thọ cao nhất, nhì trong làng được người ta mang ra gắn với cây đào này để nói về sự lâu năm của nó.
Kỳ công chăm sóc…
Bây giờ, ngay cả chị Thủy cũng không thể nhớ nổi “cây đào cụ Lĩnh” có từ bao giờ. Chị bảo từ ngày chị về làm dâu ở làng Nhật Tân, 30 năm trước, cây đào ấy đã có rồi. Hỏi bà Nguyễn Thị Quang
đầu đã mang hai thứ tóc, vốn là người sinh ra, lớn lên ở chính khu đất, mảnh vườn có “cây đào cụ Lĩnh” thì bà cũng lắc đầu bảo: “Không nhớ nổi,
chỉ biết là nó có từ lâu lắm rồi, ngày tôi còn trẻ cây đào đã có ở vườn rồi”.
Theo người làng đào, thì sự tồn tại của cây đào đó là một điều kỳ diệu, bởi giống đào vườn Nhật Tân khác với đào rừng là khó sống lâu năm. Cây càng nhiều năm tuổi thì càng dễ bị sâu bọ ăn từ bên trong gây mục, đổ, chết cây. Vì thế, để chăm sóc được cây già tuổi như vậy là cả một sự kỳ công. “Đào cũ chăm rất khó, hay bị sâu bệnh, thi thoảng lại bị chết một tay (một cành)”, bà Quang kể.

“Cụ” đào ở đất Nhật Tân Dao3

Còn cây đào này cũng hơn 20 năm tuổi.
Cây đào già đến nỗi người ta phải buộc que xung quanh để đỡ gốc, đỡ cành, nếu không chỉ một cơn mưa bão cũng đủ để quật gãy thân cây. Đất để trồng cây đào này cũng phải đắp nấm to, trồng hơi nổi. Không dễ sống, dễ trồng như những gốc đào mới, với cây đào lâu năm này năm nào gia đình bà Thủy cũng phải chở vài xe đất mới về để đắp ụ đất mới, nếu cứ cố để ụ đất cũ thì cây không thể lên nổi. Tưới phân cho cây cũng là một công đoạn cầu kỳ, phải tưới bằng nước pha loãng, tưới thật từ từ, chỉ cần lỡ đà quá tay một chút cũng có thể khiến cây xót rễ mà chết.
“Cây đào quá già rồi nên các rễ cũ yếu, rễ mới mọc rất chậm nên tưới tắm mà không cẩn thận thì bộ rễ già yếu không chịu được, không hấp thu được dưỡng chất”, bà Công Thị Thủy kể. Các cây đào khác có thể cắt đến 2, 3 lần trong một năm nhưng riêng “cây đào cụ Lĩnh” thì mỗi năm chỉ được cắt duy nhất một lần. Mỗi năm Tết đến, gia đình chị Thủy chỉ dám cho khách quen, tin cậy, biết cách chăm bón cho thuê gốc đào lâu năm này về chơi Tết. Mỗi lần đánh gốc cây lên cũng phải thật khéo, phải luồn dây xuống phía dưới chằng thật cẩn thận rồi mới bê lên.
Bây giờ, để tìm được gốc đào vườn Nhật Tân lâu năm thật khó. Chủ yếu là những cây non tuổi, chừng hơn chục năm với bộ gốc còn xanh mơn mởn. Những gốc cây đào già, sù sì dường như vắng bóng trên vườn Nhật Tân. Có chăng là những gốc đào rừng lớn được người ta đánh lên, cưa đi, mang gốc về Nhật Tân trồng rồi ghép mắt đào bích vào. Những cây đào “lai” ấy có gốc rất to, hoa đẹp trông thật bắt mắt nhưng đó vẫn không phải là loại đào vườn Nhật Tân.
Cả khu vườn đào Nhật Tân truyền thống xưa kia, bây giờ chỉ còn chừng vài ba gốc là lâu năm mà thôi. Trong đó, “cây đào cụ Lĩnh” có lẽ là xếp đầu bảng về “tuổi”, kế đến là hai gốc đào chừng 20 năm tuổi cùng nằm trong khu vườn hiếm hoi còn sót lại của gia đình chị Thủy. Hai gốc đào 20 năm tuổi ấy, tuy không nhiều bướu, không sù sì lâu năm như “cây đào cụ Lĩnh” nhưng đó cũng là những gốc đào hiếm hoi còn sót lại từ vườn đào truyền thống Nhật Tân.

Người làng đào Nhật Tân còn có tục dâng đào lên
Thành Hoàng làng khi Tết đến Xuân về. Đào dâng là cây đào đẹp nhất được
chọn từ Dinh Đào... Đây được coi là lễ lớn với riêng người làng đào, bởi
họ có dịp cáo yết trước cung đình thành quả được gặt hái sau một năm
lao động cực nhọc và cầu mong cho mưa thuận gió hòa để mùa đào sau được
trăm hoa đua sắc. Theo tục, đúng chiều 30 Tết, rất đông người dân làng
đào tề tựu trước Đình để chứng kiến lễ dâng đào. Lễ dâng thường được
diễn ra trong suốt một tiếng đồng hồ.
Đào dâng Đình, từ xưa theo quy định chỉ có đào trồng ở Dinh đào mới được chọn dâng, bởi đây là nơi trồng đào đẹp nhất hội tụ đủ các yếu tố đất lành, nắng ấm và gió mát. Đào dâng phải là đào tứ quý có quả, có hoa, có nụ và có lộc. Cây đào phải đẹp, thân cổ, thế khỏe, dăm đỏ nhỏ, hoa kép thắm và lộc xanh sáng. Tục dâng đào đã đặt ra một quy tắc mà từ bao đời nay người Nhật Tân luôn tuân theo, đó là gia đình được chọn dâng đào phải song toàn còn vợ còn chồng; con cái phải có
trai, có gái; cháu cũng phải có cháu trai, cháu gái; cha mẹ mẫu mực, con cháu thành đạt, ngoan ngoãn và có uy tín được dân trong làng suy tôn.

Nguồn: Giadinh.net.vn

Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

an
an Trà Xanh

Posts : 122

Liked : 63

Point : 257

Join : 29/10/2010

Tết này phải đến thăm cụ đào mới được. nhìn cái dáng thì ko đẹp cho lắm ... :nagisa:

QuyCongTu

3“Cụ” đào ở đất Nhật Tân Empty Re: “Cụ” đào ở đất Nhật Tân Sat 12 Feb 2011, 13:23

QuyCongTu
QuyCongTu Trà Xanh

Posts : 249

Liked : 146

Point : 573

Join : 07/02/2011

trời ơi hàng khủng quá
:oi:

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

CafeHT - Zing.Forum.ST »  TIN TỨC, BÌNH LUẬN » Tin tức » 

Share this topic!

URL Direct
BBcode
HTML
“Cụ” đào ở đất Nhật Tân

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất