CafeHT - Zing.Forum.ST

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

nguyenducquynh2003
nguyenducquynh2003 Trà Đá

Posts : 2

Liked : 5

Point : 9

Join : 15/09/2010

“Mùa thu năm Canh Tuất, vua lý công uẩn dời ra thành đại la, thuyền đỗ ở dưới chân thành, thì bổng có rồng vàng hiện lên, vua bèn đổi tên Đại La thành thăng long”, như vây đến nay đã trải mấy tinh sương, thời gian đắp đổi, bãi bể hoá nương dâu, thấm thoắt đã nghin năm từ ngày Vua lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long.

Trong những ngày chuẩn bị cho đại lễ môt nghìn năm tuổi của Thủ đô anh hung, tôi hỏi bạn, bạn có rõ về mảnh đất Hà Nội này không, có rõ về hà Nội nghìn năm tuổi, với những địa danh và con nguời đi vào lịch sử dân tộc, hay bạn chỉ nghe mang máng về nhưng con người và địa danh đó. Bạn của tôi ơi, ngay hôm nay đây tôi ngồi nói chuyện với bạn cũng không thể hết được một quá trình lịch sử dài của dân tộc mà Thăng Long đã là nhân chứng trong những ngày dựng nước đầu tiên. Tôi sẽ chỉ tâm sự với bạn tên
Thăng Long – Hà Nội qua các thời kì, triều đại, và một chút nỗi niềm riêng tư của mình.

Tên Thăng Long chỉ có từ thời nhà Lý với sự kiện dời đô của Lý Công Uẩn còn trước đó Thăng Long có tên là gì không, tên đầu tiên của Thăng Long là thành Long Đỗ (rốn rồng), sau đó là thành Tống
Bình, rồi tiếp theo có tên là Đại La, bạn có biết tên này do ai đặt không đó là Tiết độ sứ Cao Biền, một vị quan đời nhà Đường được cử sang cai trị nước ta (tên của nước ta thời bấy giờ là An Nam), truyền thuyết nói rằng Cao Biền là một nhà phong thuỷ tài giỏi thường cưỡi diều giấy đi khắp nước nam để yểm long mạch của nước Việt này nhằm triệt hạ nhân tài của nước ta, có người nói rằng ông ta là người đầu tiên phát hiện ra địa thế hiểm yếu của La Thành (Hà Nội bây giờ) chứ đâu phải là người Việt nào, đâu phải như thế bạn ạ, sau khi dẹp xong quân nhà Tần, Thục phán An Dương Vương đã đóng đô ở Cổ Loa đấy thôi (Đông Anh), nhưng bạn sẽ bảo tôi, Cổ Loa (Đông Anh) chỉ là vùng đất ngoại thành Hà Nội, nên nói vậy chưa thuyết phục, vậy bạn có biết sau khi lên ngôi Lý Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân, mở chùa Khai Quốc (chùa Trấn Vũ) bây giờ, và còn dựng thành gỗ ở sông Tô Lịch để chống lại quân xâm lược Nhà Lương, như vậy việc nhìn nhận Thăng Long là mảnh đất địa linh nhân kiệt là những người Việt ta chứ không phải là một người Trung Quốc nào, tiếc thay triều đại đó ngắn ngủi nên ý định của cha ông biến phủ thành Tống Bình thành quốc đô chưa thành hiện thực lâu dài.

Chỉ khi đến nhà Lý với việc dời đô ra thành Đại La và đổi tên là Thăng Long thì “giấc mơ” này mới thành hiện thực, Chiếu dời đô có đoạn “……..”, thật là một đấng minh quân sáng suốt mới có cái nhìn chiến lược như vậy, cái tên Thăng Long gợi lên bao niềm suy nghĩ về sức mạnh của một con rồng khi gặp thời vẫy vùng, thoả chí. Gợi ta liên tưởng về sức mạnh vươn lên của một dân tộc sau nhiều thế kỉ thăng trầm.

Triều đại nhà Lý kéo dài 216 năm, (Bạn có biết số năm này tương đương với số chữ của chiếu dời đô đấy), rồi “nhường” ngôi cho nhà Trần. Thời kì này kinh đô vẫn tên là Thăng Long, với 61 phố phường (chúng ta hay nghe nói Hà Nội 36 phố phường, đấy chỉ là cách gọi ước lệ thôi bạn ạ, chứ Thăng Long qua các thời kì số phố phường khác thế nhiều). Mà nhắc đến đời Trần chắc bạn của tôi sẽ nhớ tới chiến công hiển hách của nhà Trần chứ, bạn đang nghĩ đúng rồi đấy, đó là ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông, ôi, đấy là khoảng thời gian đẹp nhất trong lịch sử dân tộc,

Nhà Trần truyền được 175 năm rồi mất, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần vào năm 1400, nhà Hồ đóng đô ở An Tốn (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) gọi là Tây Đô (giờ vẫn còn di tích là thành Nhà Hồ nổi tiếng tại đây) và đổi tên Thăng Long là Đông Đô, đấy là một sai lầm của Nhà Hồ, cộng thêm với việc cướp ngôi nhà Trần không được lòng dân, nên Nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống nhà Minh, cha con Hồ Qúy Ly bị bắt ở Hà Tĩnh, nước ta rơi vào kỉ Thuộc Minh (1407 – 1428), lúc này Đông Đô bị nhà Minh đổi tên thành Đông Quan, bởi nước mất thì đâu còn Đô nữa, đây là thời kì đen tối nhất trong lịch sử dân tộc, bạn có biết vua Nhà Mình đã ra lệnh khi chiếm được nước ta thì mọi văn tờ, sách vở, hoặc đốt đi, hoặc đưa về trung Quốc, bia kí, công trình kiến trúc, đình chùa miếu mạo, câu hò, điệu lý,… đều phải tiêu huỷ, nhằm đồng hoá dân ta thành người của chúng. Bạn ạ, đời về sau chúng ta sức sưu tầm lại nhưng theo nhà bác học Lê Quý Đôn thì mười phần cũng chỉ được bốn, năm, sao tôi lại phải nói điều này với bạn, vì có những bạn trong chúng ta lúc nào cũng nghĩ chúng ta ít sách vở, thư tịch cổ, lịch sử ghi chép không dày bằng Trung Quốc, vâng, có thể không dày bằng sử Tầu nhưng không ít như các bạn nghĩ đâu. Vì lý do tôi vừa kể trên.

Nào ta đi tiếp dòng chảy lịch sử, sau mười năm kháng chiến ( 1408 – 1428), Lê Lợi đánh thắng quân xâm lược nhà Minh lên ngôi hoàng đế năm 1428 đặt niên hiệu là Thuận Thiên, lấy lại tên nước là Đại Việt (vì thời nhà nhà Hồ đặt tên nước là Đại Ngu mà, từ “Ngu” này tiếng Hán có nghĩa là vui vẻ chứ không phải như các bạn nghĩ đâu) và Đông Quan đổi thành Đông Kinh, thời kì này chúng ta có một kinh đô nữa là Lam Kinh (vì quê của Lê Lợi ở vùng đó nên mới có tên vậy) tuy hai kinh nhưng đóng đô là ở Đông Kinh, còn Lam Kinh chỉ là nơi thờ cúng tổ tiên các vua nhà Lê và thêm một số chức năng khác, Nhà Lê thái bình thịnh trị cho đến năm 1527 thì bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi, lập ra nhà Mạc, một võ tướng nhà Lê là Nguyễn Kim không phục nhà Mạc chạy vào Thanh Hoá lập con cháu nhà Lê lên làm vua tính cuộc trung hưng, thời kì này đất nước phải chứng kiên cảnh Lê - Mạc phân liệt, Trịnh - Nguyễn phân tranh, kinh thành Thăng Long luôn trong nạn binh đao, khói lửa liên miên, chỉ khi quang Trung - Nguyễn Huệ dẹp tan các tập đoàn phong kiến Trịnh Nguyễn, đánh bại 29 vạn quân Thanh vào tết Kỷ Dậu (1789) lên ngôi hoàng đế kinh thành Thăng Long mới chứng kiến cảnh:

Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh.
Mây tạnh, mù quang trời lại sáng
Trên thành gìa trẻ mặt như hoa
Chung vai sát cánh cùng nhau hát.
Cố đô vẫn thuộc núi sông ta.

Thời kì này Thăng Long được đổi thành Bắc Thành, và kinh đô được đóng ở Phú Xuân (Huế). Triều đại Tây Sơn là một triều đại có nhiều đóng góp tiến bộ trong lịch sử, nhưng “ngày vui ngắn chẳng tày gang”. Vua Quang Trung đột ngột băng hà, để lại nhiều nối tiếc và nghi vấn trong lịch sử, triều Nguyễn Tây Sơn suy yếu dần và bị Nguyễn Ánh thôn tính nắm 1802, sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế bạn có biết điều thú vị gì không, vua Nguyễn Ánh đã đổi tên nước thành Việt Nam, và đặt tên Bắc Thành thành Thăng Long, (nhưng từ Long ở đây không có nghĩa là rồng, mà có nghĩa là Hưng Thịnh, kiêng tên hiệu Gia Long - Nguyễn Ánh mà), song đến đời Minh Mạng vì “nể” Tầu nên ta đã đổi tên nước là Đại Nam và đổi tên Thăng Long là Hà Nội (1831) Hà Nội: có nghĩa là ở trong sông, cũng giống như nghĩa Hà Tây, Hà Nam, Hà Bắc mà. Và Hà Nội có tên như vậy từ bấy đến giờ.

Như vậy, trải qua bao biến cố lịch sử, có lúc Thăng Long – Hà Nội là kinh đô của sự phồn hoa, của những thời điểm anh hùng có một không hai, song cũng có lúc: tạo hoá gây chi cuộc hí trường, để lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, nền cũ lâu đài bóng tịch dương, Thăng Long chỉ là nỗi hoài cổ buồn (Bà Huyện Thanh Quan). Song, trải bao biến cố, thời kì nào Thăng Long – Hà Nội cũng là mảnh đất địa linh nhân kiệt, luôn đóng vai trò là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế, của nước Đại Việt, hay nước Việt Nam sau này.

Tôi viết bài này, trong những ngày gần đến đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, bồi hồi ôn lại quá khứ hào hùng của dân tộc, trong lòng tự hào vì mình là công dân được thấy khoảnh khắc thủ đô yêu dấu tròn một nghìn năm tuổi. Bạn của tôi ơi, bạn có vui không? khi phố phường hoa kết vời đèn giăng, những con đường đựoc trang hoàng đón mừng ngày đại lễ, lòng người thủ đô đang hồ hởi, náo nức đón chào khoảnh khắc thiêng liêng này, nhưng bạn ơi, bạn hãy để tâm hồn minh sâu lắng một chút để nghĩ suy, Đại lễ này diễn ra ở đây trên mảnh đất nghìn năm văn vật và sẽ được kỉ niệm tại các thành phố lớn nhưng ở nơi kia, đâu đó ánh điện chưa về tới thôn bản, đồng bào ở đấy có biết ngày Đại lễ? khi cuộc sống còn nhiều đói khổ họ có vui đón ngày Đại lễ, tôi chạnh lòng buồn khi báo chí đưa tin bao nhiêu dự án cho ngày Đại lễ vẫn còn đang dở dang làm tốn kém tiền của Nhà nước thì đâu đó vẫn có người dân chạy ăn từng bữa, vẫn còn cảnh “người ăn chẳng hết, kẻ lần không ra” và đây nữa bạn à: vẫn có những trẻ em không được cắp sách đến trường, hay mùa đông vẫn còn lạnh vì thiếu chăn mềm, áo ấm, những cảnh đời éo le vẫn còn xung quanh ta, tôi và bạn có thể kể hết được không, ước muốn của Bác Hồ “tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo măc, ai cũng được học hành” ước muốn của Người giản dị quá, nhưng sao đến ngày đó còn xa vậy?

Đón đại lễ ở đây tôi chạnh lòng buồn đến những miền viễn xứ, nơi mà nghìn năm chỉ là nghìn năm. vậy, bạn của tôi ơi chúng ta phải làm gì đây? Làm gì để 5 năm sau, 10 năm sau… để khi kỉ niệm 1005, 1010, những đồng bào, những con ngưòi nghèo khổ bất hạnh nhất…cũng vui cùng chúng ta đón Đại lễ, điều này có khó không bạn? việc đó phụ thuộc lớn vào tôi và bản thân các bạn.

Đêm hoa đăng, pháo hoa bay ngợp trời, Bạn của tôi ơi hãy vui lên trong không khí tưng bừng rộn rã như vậy, bạn hãy hoà mình vào niềm vui chung của con người và đất trời trong khoảnh khắc thiêng liêng này, nhưng bạn hãy để một khoảng lắng sâu trong hồn mình để nghĩ về điều tôi tâm sự này hôm nay với bạn: nghĩ về quá khứ, hiện tại, và tương lai.

Còn tôi, tôi sẽ thì thầm vào tai người bạn mình bên cạnh rằng “Nơi ấy, nghìn năm….”
Hà Nôi, mùa thu
Trong những ngày kỉ niệm Đại lễ.

NguyenDucQuynh2003

Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

'Vietnam_tnd
'Vietnam_tnd Moderator

Posts : 1509

Liked : 1156

Point : 3424

Join : 10/04/2010

bạn này am hiểu lich sử đấy nhỉ viết hay đấy các bạn hãy đọc và tim hiểu thêm về lịch sử việt nam 1000 năm nhé hihi! thank for share! :caphe: )):

CafeHT
CafeHT Chủ Quán

Posts : 1595

Liked : 1094

Point : 3675

Join : 28/03/2010

Vietnam_tnd đã viết:bạn này am hiểu lich sử đấy nhỉ viết hay đấy các bạn hãy đọc và tim hiểu thêm về lịch sử việt nam 1000 năm nhé hihi! thank for share! :caphe: )):
Quỳnh bạn hồi cấp 3 của anh đấy, :) học lịch sử 10 điểm kiểm tra đầu giờ lần nào cũng bảo cô đừng ghi điểm (khổ ý ông bạn sợ lần sau không được gọi lên bảng mà)

:alo: anh em vào đọc bài đi, hay lắm, chắc chắn sẽ có nhiều điều "mới" chúng ta chưa biết, cũng như từng hiểu chưa đúng về Hà nội - Bài này được đưa lên thông báo trang nhất diễn đàn :d

nguyenducquynh2003
nguyenducquynh2003 Trà Đá

Posts : 2

Liked : 5

Point : 9

Join : 15/09/2010

it' người đọc bài của Quỳnh thế :d

axc_victory
axc_victory Moderator

Posts : 943

Liked : 288

Point : 1423

Join : 03/04/2010

:alo:



Được sửa bởi axc_victory ngày Wed 06 Jul 2011, 21:55; sửa lần 1.

hoa_co_mai
hoa_co_mai Trà Sữa

Posts : 312

Liked : 144

Point : 572

Join : 14/05/2011

Một bài viết khá chi tiết, rõ ràng về lịch sử của Thăng Long – Hà Nội qua các thời kì, triều đại, nó chứa cái sự chân thành, trăn trở của tác giả nữa, tôi đã đọc đi đọc lại nó 2 lần và thấy được những cái mới. cảm ơn tác giả về bài viết.

Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

CafeHT - Zing.Forum.ST »  TIN TỨC, BÌNH LUẬN » Sự Kiện » 

Share this topic!

URL Direct
BBcode
HTML
Mùa Thu năm Canh Tuất - Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất