Để quá nhiều thứ trên desktop
Tạo shortcut chương trình trên màn hình desktop rất tiện cho việc sử dụng hàng ngày. Thế nhưng quá nhiều icon lại khiến desktop trở nên lộn xộn. Thêm vào đó, thói quen lưu các file dữ liệu trên màn hình sẽ làm giảm tốc độ hoạt động của máy và kéo dài thời gian khởi động, do ổ cứng phải quay nhiều hơn để truy suất dữ liệu.
Sử dụng nút Power để tắt laptop
Dùng nút power để tắt laptop có thể gây hại cho máy của bạn. Thông thường chế độ mặc định khi nhấn nút power là đưa máy về chế độ sleep (ngủ đông). Ở chế độ này, máy không tắt hoàn toàn mà chỉ tạm thời ngưng hoạt động và chỉ mất vài giây để trở lại bình thường. Vì thế khi đó máy vẫn tiêu thụ điện, dẫn đến cạn pin hoặc nếu vô tình nhầm lẫn mà rút ổ điện ra khi laptop không gắn pin sẽ gây chập mạch, hỏng phần cứng… Bên cạnh đó, chế độ sleep khiến Windows không được khởi động lại để làm việc tốt hơn.
Không cẩn thận với mật khẩu
Bên cạnh việc đặt mật khẩu một cách đơn giản như “12345” hay “password”, nhiều người còn có thói quen sao lưu mật khẩu với một file notepad hoặc một file văn bản trên máy tính cũng như điện thoại. Điều này nhiều khả năng dẫn tới việc tài khoản ngân hàng của bạn bị sử dụng miễn phí một ngày nào đó khi chiếc máy tính bị hacker tấn công hoặc mất điện thoại.
Ngoài, vì nhiều lí do, bạn chỉ chọn một mật khẩu duy nhất cho tất cả các tài khoản, thói quen này gây hậu quả nghiêm trọng nếu bạn bị mất mật khẩu của bất kì tài khoản nào. Ví dụ khi bị lộ mật khẩu yahoo, đồng nghĩa hộp thư điện tử, tài khoản mua bán trực tuyến, diễn đàn… đều không còn bảo mật an toàn.
Cài đặt phần mềm không đúng cách
Nhấn “Next” mà không đọc các chỉnh sửa khi cài phần mềm: Một số phần mềm sẽ cài thêm vào máy tính của bạn một số phần quảng cáo cũng như các chức năng mà không cần thiết. Do đó, hãy cài đặt phần mềm một cách chậm rãi và cẩn thận, bạn có thể tránh được kha khá những rắc rối với các phần mềm kiểu này. Vấn đề khác là nếu nhấn next liên tục, không chú ý, thông thường bạn sẽ cài đặt phần mềm vào ổ đĩa C khiến nó trở nên quá tải.
Cài đặt quá nhiều chương trình:
Nhiều người có thói quen cài đặt tất cả các phần mềm mà họ thích, sử dụng 1-2 lần rồi lãng quên nó. Cài đặt quá nhiều chương trình chính là một nguyên nhân chính khiến cho máy tính khởi động và vận hạnh chậm chạp hơn. Hơn nữa, nguyên cơ máy tính bị lây nhiễm virus cũng như các phần mềm gián điệp từ là rất cao.
Không sử dụng các phần mềm bảo mật hoặc cài hơn một phần mềm bảo mật trên máy tính
Việc cài đặt phần mềm bảo mật (dù chỉ là những chương trình miễn phí) rất cần thiết để bảo vệ máy tính của bạn trước nguy cơ xấu từ internet hay virus. Thế nhưng cài đặt cùng lúc nhiều chương trình loại này sẽ làm cho chiếc máy tính chạy chậm lại rất nhiều. Bên cạnh đó, có thể xảy ra những xung đột giữa các chương trình bảo mật với nhau.