Vào năm 1987, hãng đã thay thế bằng một logo mới, được thế kế bởi Scott Baker. Logo này rất quen thuộc và được sử dụng mãi đến tận ngày hôm nay, chỉ khác là theo từng giai đoạn thì Microsoft sẽ có các câu slogan khác nhau.
Cụ thể vào năm 1994, hãng đã thêm slogan “Where do you want to go today?”. Câu này bị châm biếm khá nhiều và sau đó hãng thay bằng nhiều slogan khác như “People Ready”, “Start Something”, “Making it Easier”…
Nhìn chung phong cách của logo vẫn giữ nguyên và Microsoft không có xu hướng quan tâm đến hiệu ứng hình ảnh mà logo mang lại như nhiều hãng khác, và thực tế với mức độ nổi tiếng cũng như ảnh hưởng của mình đối với giới công nghệ, Microsoft không nhất thiết phải sử dụng một logo đầy màu sắc hoặc bắt mắt để quảng bá cho mình.
2. Adobe
Khi Adobe còn non trẻ, Warnock và Geschke xoay sở khá nhiều để kiếm tiền. Những ngày đầu tiên đó họ được sự giúp đỡ rất nhiều của gia đình và bạn bè. Logo đầu tiên của hãng do chính tay vợ Warnock, bà Marva, thiết kế. Ngày nay, hình ảnh của công ty chỉ đơn giản là chữ Adobe màu đen rất đơn giản mà thôi.
3. Canon
4. Apple
Apple sở hữu một trong những logo đẹp và có tính thẩm mỹ cao nhất trong ngành công nghệ điện toán hiện nay. Logo đầu tiên của Apple là một bức tranh thể hiện ngài Isaac Newton đang ngồi dưới gốc cây, được thiết kế bởi Steve Jobs và Ronal Wayne, với câu mô tả “Newton … A Mind Forever Voyaging Through Strange Seas of Thought … Alone”. Tạm dịch là “Newton, một trí tuệ luôn du hành xuyên các đại dương kiến thức, một mình”
Tuy nhiên Steve Jobs lại ưa thích sự đơn giản, nên thời gian ngắn sau đó, ông thuê Rob Janoff đơn giản hóa nó đi khá nhiều, và thực sự đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Logo “Táo cầu vồng” được sử dụng chính thức cho đến tận năm 1998. Về logo này có khá nhiều cách lý giải khác nhau, một số cho rằng Apple muốn lấy ý tưởng về trái táo của Newton, và có dải cầu vòng màu thể hiện ưu thế về giao diện đồ họa có màu của máy tính Apple II thời đó. Một số cho rằng vết cắn dở trên logo nhằm tôn vinh nhà toán học Alan Turing, người đã tự sát bằng cách ăn trái táo tiêm xyanua. Turing được xem là cha đẻ của máy vi tính
Tuy nhiên Janoff trong một cuộc phỏng vấn đã nói về cách chơi chữ “bite/byte” (cắn), byte ở đây vừa có nghĩa là đơn vị cơ bản của thông tin, vừa có nghĩa là “cắn” trong tiếng Anh, do đó ông thể hiện vết cắn nhằm nhắc mọi người đây là quả táo chứ không phải quả cà chua (?!) (Nếu các bạn chưa biết thì, câu slogan thời đó của Apple là “Byte into an Apple”)
Khi Apple ra mắt máy iMac vào năm 1998, họ đã bỏ dải màu cầu vồng trong logo của mình, chỉ còn màu đen đơn sắc, và cũng chỉ một thời gian ngắn sau đó, học chuyển nó về tông màu bạc quen thuộc ngày nay, thể hiện sự thay đổi về triết lý thiết kế sản phẩm của mình. Và đây cũng là logo quen thuộc nhất với tất cả mọi người, không cần màu sắc bên trong, không cần bản thân tên của hãng, chỉ cần hình quả táo cắn dở, mọi người đã biết đó là sản phẩm của hãng nào. Quả thực Apple đã thiết kế một logo có vừa có tính nhận diện, vừa mang tính nhân bản và mang tính thẩm mỹ rất cao.
5.IBM
IBM là cái tên lâu đời nhất trong ngành công nghiệp điện toán. Như các logo trên ta thấy IBM xuất phát ban đầu là The International Time Recording Company (ITR, 1888), một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí như máy ghi giờ. Sau đó vào năm 1911, ITR sát nhập với Computing Scale Company (CSC, 1891) để thành lập Computing Tabulating-Recording Company (CTRC, 1911).
Năm 1996, Larry Page và Sergey Brin, 2 sinh viên ngành khoa học máy tính đại học Stanford, đã xây dựng một engine tìm kiếm với tên gọi BackRub (chính là tiền thân của Google, engine tìm kiếm mạnh mẽ và hiệu quả nhất hiện nay), tên gọi này dựa vào khả năng phân tích các “back links” để xác định mức độ liên quan giữa các website với nhau. Sau đó, cả hai đã đổi tên engine tìm kiếm của mình thành Google, dựa trên cách chơi chữ Googol (có nghĩa là 1 và 100 số 0 tiếp theo). Năm 1998, họ thành lập Google, Inc. trong gara của một người bạn thân, khởi đầu cho một đế chế hùng mạnh về sau.
7. Motorola
8. Nokia
Không có nhiều thông tin về các giai đoạn thay đổi logo của Nokia so với các thương hiệu khác, một phần vì sự sát nhập khá nhập nhằng cũng như các giai đoạn thay đổi định hướng kinh doanh liên tục của hãng này.
Palm Computing Inc. được thành lập vào năm 1992 bởi Jeff Hawkins, ông cũng chính là người tạo ra chiếc PDA Palm Pilot. Palm đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn: sản phẩm PDA đầu tiên của hãng, chiếc Zoomer là một thất bại thảm hại. Sau đó Palm được mua lại bởi công ty U.S. Robotics, hãng từng bị Xerox kiện do vi phạm bản quyền công nghệ nhận diện chữ viết tay Graffiti.
Sau đó U.S.Robotics bị 3Com mua lại, và Hawkins đã rời bỏ công ty của chính mình để thành lập một công ty riêng, gọi là Handspring. Điều trớ trêu là, không lâu sau khi ông rời bỏ, 3Com đã tách Palm Inc thành một công ty độc lập. Palm Inc sau đó lại tách ra làm 2 bộ phận, PalmSource (chuyên về hệ điều hành) và PalmOne (chuyên lĩnh vực phần cứng). PalmOne sau đó lại sáp nhập với chính Handspring và mua lại PalmSource để tạo thành một công ty mới, gọi là… Palm, Inc.(?)
Vẫn chưa hết, Palm Inc hiện tại đã thuộc về HP, nhưng HP đang không cho thấy một tiến triển khả quan nào với thương vụ mua lại này và tương lai của Palm vẫn còn là một dấu hỏi chưa có lời giải. Palm không những có một lịch sử rắc rối, mà logo của họ cũng thay đổi liên tục qua nhiều giai đoạn khác nhau.
10.LG Electronics
LG là sự kết hợp của hai công ty độc lập: Lucky Chemical Industrial (1947), một nhà sản xuất mỹ phẩm, và GoldStar (1958), nhà sản xuất radio. Lucky Chemical nổi danh ở Hàn Quốc từ sản phẩm Lucky Cream. GoldStar thì lớn mạnh và vươn đến nhiều lĩnh vực điện tử và các thiết bị điện gia dụng.
Năm 1995, Lucky GoldStar đổi tên thành LG Electronics cùng với logo mới và slogan “Life’s Good” nổi tiếng. Tuy nhiên LG cho biết tên gọi LG không xuất phát từ “Lucky GoldStar” mà LG là một công ty thống nhất và độc lập hoàn toàn. Hãng vươn đến rất nhiều lĩnh vực từ máy tính cá nhân, các thiết bị điện tử, đồ gia dụng cho đến hóa mỹ phẩm…