Giai Thoại Tổ Nội-Tổ Ngoại Của Đại Thi Hào Nguyễn Du
Giai Thoại Tổ Nội-Tổ Ngoại Của Đại Thi Hào Nguyễn Du
NXB Văn Học 2013
Phan Huy Đông
144 Trang
Không mấy ai ngờ rằng đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, người Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, lại có gốc tổ nội tại thôn Tảo Dương, thuộc huyện Thanh Oai, Hà Đông xưa, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội).
Mãi đến năm 1967, con cháu hậu duệ của đại thi hào Nguyễn Du là Nguyễn Duật mới gửi thư và tìm cách nhận họ hàng tổ tông tại đất Thanh Oai.
Ngay gia đình Nguyễn Nghiễm và các con là Nguyễn Khản, Nguyễn Du, sống tại đất Thăng Long cũng không rõ lai lịch để nhận tổ tông - tuy từ Thăng Long về đất tổ Thanh Oai cũng chỉ một nửa ngày ngựa xe là cùng.
Sử sách hầu như ít nói đến quê tổ của đại thi hào Nguyễn Du. Ngay cả đến Sách giáo khoa Ngữ văn 10 xuất bản năm 2007, còn viết là “quê của Nguyễn Du tại làng Canh Hoạch, huyện Sơn Oai, trấn Sơn Nam (Hà Tây), sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền – Hà Tĩnh”.
Vậy, sự thực quê tổ của đại thi hào Nguyễn Du là ở đâu?
Đó là một vùng có giai thoại nổi tiếng: Trạng Cậu - Trạng Cháu. Hai cậu cháu đều đỗ Trạng nguyên. Nhưng vì người thiếu phụ sinh ra vị gốc tổ của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh lại là người thôn Canh Hoạch, ngụ tại thôn Canh Hoạch. Còn thân phụ sinh ra vị gốc tổ đó thì lại là người thôn Tảo Dương nhưng cũng ngụ ở thôn Canh Hoạch, theo đúng như câu truyền trong dân gian là: “Quán tại Tảo Dương, ốc cư Canh Hoạch”, nghĩa là: Quê tại Tảo Dương, nhà ở Canh Hoạch. Vì vậy có thể nói chính xác tổ tông dòng họ Nguyễn Tiên Điền là “tổ nội ở Tảo Dương - tổ ngoại ở Canh Hoạch”.
Sau nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm, tác giả cuốn sách này, một hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, đã hoàn thành được phần chính của tư liệu về nguồn gốc, phả hệ của đại thi hào Nguyễn Du. Vậy xin kính trình quý vị độc giả để tìm hiểu câu chuyện lý thú đó. Kính mong nhân dân các thôn Tảo Dương, Canh Hoạch (Vác) và các nhà nghiên cứu lịch sử, dân tộc học, văn hoá dân gian xem và góp ý kiến cho. Xin có lời cảm tạ trước.
PS: Bản cứng của Sách đã được phát hành từ cuối năm Hướng tới tổ chức kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du (1765- 1820). hiện tại bản mềm cuốn sách này rất hiếm và tới thời điểm này chỉ được share free tại cafeht.com, chính vì vậy các bạn ghi rõ nguồn bài viết và tác giả cuốn sách khi trích thồn tin từ cafeht.com.
Download: [You must be registered and logged in to see this link.]
Giai Thoại Tổ Nội-Tổ Ngoại Của Đại Thi Hào Nguyễn Du
NXB Văn Học 2013
Phan Huy Đông
144 Trang
Không mấy ai ngờ rằng đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, người Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, lại có gốc tổ nội tại thôn Tảo Dương, thuộc huyện Thanh Oai, Hà Đông xưa, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội).
Mãi đến năm 1967, con cháu hậu duệ của đại thi hào Nguyễn Du là Nguyễn Duật mới gửi thư và tìm cách nhận họ hàng tổ tông tại đất Thanh Oai.
Ngay gia đình Nguyễn Nghiễm và các con là Nguyễn Khản, Nguyễn Du, sống tại đất Thăng Long cũng không rõ lai lịch để nhận tổ tông - tuy từ Thăng Long về đất tổ Thanh Oai cũng chỉ một nửa ngày ngựa xe là cùng.
Sử sách hầu như ít nói đến quê tổ của đại thi hào Nguyễn Du. Ngay cả đến Sách giáo khoa Ngữ văn 10 xuất bản năm 2007, còn viết là “quê của Nguyễn Du tại làng Canh Hoạch, huyện Sơn Oai, trấn Sơn Nam (Hà Tây), sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền – Hà Tĩnh”.
Vậy, sự thực quê tổ của đại thi hào Nguyễn Du là ở đâu?
Đó là một vùng có giai thoại nổi tiếng: Trạng Cậu - Trạng Cháu. Hai cậu cháu đều đỗ Trạng nguyên. Nhưng vì người thiếu phụ sinh ra vị gốc tổ của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh lại là người thôn Canh Hoạch, ngụ tại thôn Canh Hoạch. Còn thân phụ sinh ra vị gốc tổ đó thì lại là người thôn Tảo Dương nhưng cũng ngụ ở thôn Canh Hoạch, theo đúng như câu truyền trong dân gian là: “Quán tại Tảo Dương, ốc cư Canh Hoạch”, nghĩa là: Quê tại Tảo Dương, nhà ở Canh Hoạch. Vì vậy có thể nói chính xác tổ tông dòng họ Nguyễn Tiên Điền là “tổ nội ở Tảo Dương - tổ ngoại ở Canh Hoạch”.
Sau nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm, tác giả cuốn sách này, một hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, đã hoàn thành được phần chính của tư liệu về nguồn gốc, phả hệ của đại thi hào Nguyễn Du. Vậy xin kính trình quý vị độc giả để tìm hiểu câu chuyện lý thú đó. Kính mong nhân dân các thôn Tảo Dương, Canh Hoạch (Vác) và các nhà nghiên cứu lịch sử, dân tộc học, văn hoá dân gian xem và góp ý kiến cho. Xin có lời cảm tạ trước.
Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 2011
Tác giả PHAN HUY ĐÔNG
Tác giả PHAN HUY ĐÔNG
PS: Bản cứng của Sách đã được phát hành từ cuối năm Hướng tới tổ chức kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du (1765- 1820). hiện tại bản mềm cuốn sách này rất hiếm và tới thời điểm này chỉ được share free tại cafeht.com, chính vì vậy các bạn ghi rõ nguồn bài viết và tác giả cuốn sách khi trích thồn tin từ cafeht.com.
Download: [You must be registered and logged in to see this link.]